18/11/2022 | 12:28:09 AM
So sánh sàn gỗ MFC và sàn gỗ MDF chi tiết nhất
Sàn gỗ MFC là gì?
MFC là từ viết tắt của Melamine Faced Chipboard. MFC là loại sàn gỗ dăm phủ nhựa Melamine, Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng nhựa PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước. Sàn gỗ MFC là một loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện đại. Gỗ MFC thường còn gọi là gỗ ván ép hoặc gỗ ván dăm phủ Melamine. Có 2 dạng sàn gỗ MFC
Gỗ MFC thường
Gỗ MFC loại thường có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ như Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (xoan đào), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ sồi sọc, Sồi kỹ thuật, Tần bì giả cổ, Trắc, Mun hay các màu vân gỗ hiện đại… Tất cả đều giống như gỗ thật.
Đối với nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư thì chỉ cần sử dụng ván MFC tiêu chuẩn, còn đối với những không gian, khu vực ẩm ướt như Toilet, tủ bếp, tủ Toilet, vách Toilet, Lavabo, khu vệ sinh thì nên sử dụng ván MFC chống ẩm hoặc melamine trên nền MDF chống ẩm V313.
Gỗ MFC chống ẩm
Ngoài 80 màu MFC loại thường có hầu như tất cả các loại gỗ MFC chống ẩm lõi xanh V313 tương tự màu như MFC loại thường .
Khác với MFC loại thường, gỗ MFC chống ẩm được khuyến cáo nên sử dụng cho tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh, phòng thí nghiệm, bệnh viện, trường học, những nơi ẩm ướt v.v. Đặc biệt là ở miền Bắc nơi có khí hậu ẩm ướt, nếu muốn có sản phẩm hoàn hảo và bền bỉ thì quý khách nên dùng MFC chống ẩm. Hiện nay gỗ MFC chống ẩm được sử dụng nhiều nhất để làm tủ bếp và vách ngăn toilet.
Để phân biệt được loại thường và loại chống ẩm, quý khách để ý gỗ MFC chống ẩm thường nặng hơn MFC loại thường khoảng 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 đến 760 kg/m³.
Độ dày tiêu chuẩn từ 18mm đến 25mm
Kích thước tiêu chuẩn là 1200*2400mm
Quy trình sản xuất của gỗ công nghiệp MFC
Sau khi thu hoạch, gỗ sẽ được đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất, chế biến hiện đại. Các cây gỗ được băm nhỏ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép thành ván gỗ. Trong quá trình này, không cần sử dụng thêm các loại vụn gỗ hay tạp chất khác nên khách hàng có thể yên tâm. Tấm ván gỗ dăm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ và được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp Melamine này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống cháy và hống thấm bề mặt, thường có giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt..
Sàn gỗ MDF là gì?
MDF (viết tắt từ Medium Density, Fiberboard), là một loại ván ép cao cấp hơn gỗ công nghiệp MFC. Bên trong lõi gỗ của gỗ công nghiệp MDF bao gồm bột gỗ được nghiền thật mịn trộn cùng các loại tạp chất phụ gia khác ép lại tạo thành ván gỗ.
Cấu tạo MDF có các thành phần cơ bản là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MDF
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MDF có thể tóm tắt như sau: các loại mảnh vụn, nhánh cây được lấy từ những cánh đồng gỗ nhân tạo được đập nhỏ, nghiền nát bằng máy sao cho thật nhuyễn, tạo thành các sợi gỗ nhỏ cellulo. Những sợi gỗ này được đưa vào bồn để rửa trôi hết các tạp chất, khoáng chất nhựa còn sót lại, rồi đưa vào máy trộn có sẵn keo và các chất kết dính chuyên dụng để nén thành nguyên tấm. Việc tạo ra ván gỗ công nghiệp MDF gồm có hai quy trình cơ bản là quy trình khô và quy trình ướt. Mỗi cách làm đều cho ra sản phẩm gỗ có chất lượng và tính thẩm mỹ khác nhau.
Có máy loại sàn gỗ MDF
Sàn gỗ MDF được phân thành 4 loại dựa theo thành phần cấu tạo ván gỗ như chủng loại gỗ được sử dụng trong sản xuất bột gỗ và chất kết dính hay các phụ gia khác.
– Sàn gỗ MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất).
– Sàn gỗ MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
–Sàn gỗ MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hỏi phải chà nhám nhiều.
– Sàn gỗ MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng Veneer.
Độ dày tiêu chuẩn từ 9mm, 12mm đến 15mm
Kích thước tiêu chuẩn là 1200*2400mm
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ một số thông tin về sàn gỗ MFC và MDF trên thị trường hiện nay như thế nào. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức liên quan đến vật liệu nội thất để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình nhé.
🔸 Miền Nam: 304G Lý Thường Kiệt, Phường 6, Quận Tân Bình, TPHCM.
- Điện thoại: (028) 3997 2919 - 3997 2827
🔸 Miền Bắc: 35 Võ Chí Công, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3734 6996 - 3734 6831